DetailController

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường trong lĩnh vực y tế

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm vi phạm các quy định về: Y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; khám bệnh, chữa bệnh; dược, mỹ phẩm; trang thiết bị y tế; bảo hiểm y tế; dân số.

1. Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm vi phạm các quy định về: Y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; khám bệnh, chữa bệnh; dược, mỹ phẩm; trang thiết bị y tế; bảo hiểm y tế; dân số. Cụ thề như sau:

a) Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:

"1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức.

4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân."

b) Tăng mức phạt với người trốn cách ly từ 15/11/2020:

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Riêng đối với hành vi "Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu" bị phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định: Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra được bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A kể từ ngày 29/1/2020 (theo Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế). So với quy định hiện hành, tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng, người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A có hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Như vậy, mức phạt của Nghị định mới đã tăng đáng kể so với quy định hiện nay.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định xử phạt một số hành vi như: Đưa tin không chính xác hoặc không kịp thời về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp (Điều 5); che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân (Điều 7); không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế (Điều 10); không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch (Điều 12);…

c) Xử lý nghiêm các hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia

Điều 30 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định: Người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia có thể áp dụng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Người nào có hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; hoặc ép buộc người khác uống rượu bia.

d) Phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh

Từ ngày 15/11/2020, các hành vi: Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; hoặc sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh;… sẽ bị áp dụng hình phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (theo khoản 5 Điều 38 Nghị định số số 117/2020/NĐ-CP).

Nghị định này cũng quy định hình phạt cho hành vi cung cấp tên tuổi, địa chỉ hoặc hình ảnh của người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, nhận phôi hoặc hành vi sử dụng tinh trùng, noãn của một người cho để dùng cho từ hai người trở lên (trừ trường hợp không sinh con thành công),…có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Như vậy, nếu cơ sở y tế thực hiện tiếp nhận tinh trùng, phôi cung cấp thông tin của người cho hoặc người nhận sẽ bị xử lý theo mức phạt mới này.

e) Nghiêm cấm hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi

Điều 98 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi, hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi sẽ áp dụng hình thức phạt tiền, tùy từng hành vi, mà mức phạt có thể lên đến 10 triệu đồng và áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đồng thời, những hành vi ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn (kể cả dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần) cũng là hành vi vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi theo Điều 99 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP. Hoặc hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng theo Điều 100 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

f) Ép phụ nữ cố sinh thêm con trai bị phạt đến 10 triệu đồng

Theo đó, Điều 101 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP đã quy định mức phạt tiền đối với các hành vi ép buộc người khác mang thai, sinh thêm con cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc ép buộc người khác phải mang thai, phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.

- Phạt tiền từ 07 triệu đồng đến 10 triệu đồng với hành vi dùng vũ lực để ép buộc ép buộc người khác phải mang thai, phải sinh thêm con khi họ đã sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường trong lĩnh vực y tế

Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định rõ về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền quy định tại Điều 105 Nghị định này đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 14, 25, 26, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 57, 58, 59, 60, 64, 65, 66, 67, 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 102; khoản 4 Điều 6; điểm h khoản 3 Điều 9; các khoản 3, 4 Điều 12; điểm đ khoản 1, các điểm a, d khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3, khoản 4 Điều 61; khoản 2 Điều 68 và điểm a khoản 2 Điều 97 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020. Cụ thể:

a) Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.

b) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số, y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e, h, i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

c) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

d) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

Ông Võ Văn Tỉnh – Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Nai trực tiếp kiểm tra tại một nhà thuốc tại phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai  về hoạt động kinh doanh các loại khẩu trang y tế, nước sát khuẩn nhanh 

Ths. Lê Quang Kiệm
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương