Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ năm 2022

Mục đích của kế hoạch thông qua các hoạt động kiểm tra, xử lý ngăn chặn triệt để tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đấu tranh phòng chống hiệu quả tình trạng tái phạm góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp, làm lành mạnh môi trường đầu tư, kinh doanh, du lịch, tạo ấn tượng tốt về hình ảnh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Gắn trách nhiệm quản lý theo địa bàn của công chức, các Đội QLTT trên địa bàn tỉnh và nhất là vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu đơn vị QLTT; phát huy và làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác trong đấu tranh phòng chống vi phạm, tái phạm về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Vận động, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử; các cơ quan, tổ chức quản lý chợ - trung tâm thương mại, tuyến phố, phường, xã, thôn, xóm, làng nghề, hội, hiệp hội ngành nghề... nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vận động, tuyên truyền hướng dẫn pháp luật kết hợp với việc ký cam kết đối với các cơ sở kinh doanh truyền thống cũng như trong thương mại điện tử
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh và Tổng Cục QLTT.. xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Cục QLTT tỉnh.
Yêu cầu các Đội QLTT các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn và lĩnh vực quản lý có trách nhiệm tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hiệu quả tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền SHTT… Công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, không gây phiền hà, sách nhiễu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hợp pháp; tạo điều kiện tốt cho hàng hóa lưu thông, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Xử lý nghiêm, đúng quy định đối với các vi phạm, đồng thời kết hợp việc kiểm tra với việc tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh chấp hành quy định của pháp luật và tạo sự hưởng ứng từ nhân dân trong việc góp phần đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đối tượng: Các cơ sở (tổ chức, cá nhân) sản xuất, kinh doanh thương mại truyền thống và/hoặc trên nền tảng số.
Mặt hàng: giày dép, quần áo, thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ kiện trang sức, đồng hồ, mỹ phẩm, túi, ví, thiết bị điện tử, dụng cụ, đồ dùng thể thao, mũ bảo hiểm, dược phẩm, dược liệu và các loại hàng hóa thường xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Địa bàn: trên các địa bàn, tuyến đường, khu vực trọng điểm do các Đội Quản lý thị trường trực thuộc đề xuất trong Kế hoạch triển khai năm 2021.
Thời gian thực hiện: Từ ngày ban hành Kế hoạch đến hết tháng 12 năm 2022.
Nội dung Kế hoạch tại đây