DetailController

Nâng cao năng lực của ngành quản lý thị trường góp phần quản lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Đối với công tác quản lý, xử lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 29/6/2018, theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là nhóm hàng liên quan chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người, phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các biện pháp và kiên quyết đấu tranh từng bước đẩy lùi tệ nạn này. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý, xử lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả cón gặp nhiều khó khăn, lực lượng thực thi pháp luật về chống hàng giả được Đảng và Nhà nước giao cho lực lượng quản lý thị trường chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng khác có liên quan thực hiện. Do đó, cần có một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của ngành quản lý thị trường góp phần quản lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

1. Đặt vấn đề

Theo ước tính của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), giá trị hàng giả trên toàn thế giới sẽ vượt 2.000 tỷ USD trong tương lai, tương đương 3% GDP toàn cầu và số lượng hàng giả, hàng nhái chiếm 5-7% tổng doanh số kinh doanh thế giới[1].

Sản xuất hàng giả, được hiểu là hành vi làm (tạo) ra những sản phẩm, hàng hoá có nhãn hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hoá giả chất lượng hoặc công dụng. Còn buôn bán hàng giả, được hiểu là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật.

Nếu xét về góc độ kinh tế, việc sản xuất và buôn bán hàng giả ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính, khiến uy tín của doanh nghiệp xấu đi trong mắt người dùng và gây hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm. Mặt khác, việc sản xuất, buôn bán hàng giả ảnh hưởng xấu đến phát triển sản xuất lưu thông hàng hóa trong nước, gây thiệt hại quyền lợi của người tiêu dùng, cũng có thể gây chết người,…Nguyên nhân dẫn tới tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả chưa được ngăn chặn triệt để là do hiện nay, chế tài xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ sức răn đe, lực lượng tham gia xử lý chính là lực lượng quản lý thị trường và công an. Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường mới vừa được củng cố năm 2016 bằng việc Chính phủ Việt Nam đã thành lập Tổng cục Quản lý thị trường nhằm thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả,...

Do đó, việc năng cao năng lực của ngành quản lý thị trường nhằm quản lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả trong điều kiện hiện nay là rất cấp bách và cần thiết, bối cảnh mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU vừa được Nghị viện châu Âu chính thức thông qua EVFTA và EVIPA vào ngày ngày 12/2/2020.

2. Thực trạng công tác quản lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả hiện nay tại Việt Nam

Tại diễn đàn “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp” do Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức vào ngày 26/11/2019 tại Hà Nội để nhận định, trao đổi, thảo luận để đưa ra các giải pháp nhằm phòng, chống vấn nạn hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị được Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA và EVIPA. Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 9 tháng (từ tháng 01/2019 đến tháng 9/2019), các cơ quan, lực lượng chức năng đã xử lý 149.502 vụ việc vi phạm (giảm 18% so với cùng kỳ năm 2018), thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 12.388 tỷ 709 triệu đồng (giảm 11% so với cùng kỳ 2018), khởi tố 1.635 vụ (tăng gần 40% so với cùng kỳ 2018), với 1.908 đối tượng (tăng 44% so với cùng kỳ 2018). Các cơ quan Quản lý thị trường (QLTT) trong cả nước đã phát hiện xử lý 82.300 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 430 tỷ đồng. Trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 150 tỷ đồng, chuyển 107 vụ cho cơ quan công an, trong đó 26 vụ việc đã khởi tố 54 vụ việc đang điều tra. Riêng hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 10 tháng (từ tháng 01/2019 đến tháng 9/2019), lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 6.597 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê của ngành QLTT cho thấy, mặt hàng thường được làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi cộm bao gồm: Thực phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, giày dép, dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, điện tử...và được thực hiện một cách công khai, tràn lan trên các website thương mại, các trang mạng xã hội như zalo, facebook,...vấn nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay diễn biến khá phức tạp và xuất hiện những xu hướng mới, tinh vi, chuyên nghiệp và thậm chí mang yếu tố nước ngoài nhiều hơn.

Có thể kể đến nột số vụ việc điển hình do lực lượng QLTT kiểm tra, kiểm soát và xử lý điển hình như:

Vụ thứ nhất, ngày 10/12/2020, Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa và cảnh sát khu vực phường Phước Long, thành phố Nha Trang, tiến hành kiểm tra điểm giao nhận hàng hóa tại số 59 Lý Nam Đế, Nha Trang đã triệt phá thành công nơi chứa 3.300 chai nước hoa giả thương hiệu Miss Saigon của Công ty Mỹ phẩm Sài Gòn. Trị giá hàng thật tương đương trên 2,1 tỉ đồng. Trên thị trường, nước hoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Miss Saigon này được bán với giá 500.000 đồng/chai. Theo thông tin phản ánh từ doanh nghiệp thì số hàng này được sản xuất tại nước ngoài và được mang vào Việt Nam tiêu thụ. Với trị giá hàng hóa có dấu hiệu giả mạo lớn, nên Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa đã hoàn tất hồ sơ vụ việc và chuyển sang cơ quan công an để tiếp tục xử lý theo quy định.

Vụ thứ hai, ngày 17/12/2019, Cục QLTT tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Phòng cảnh sát kinh tế (PC03) Công An tỉnh kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất của ông Trần Minh Hải, tại địa chỉ: Tổ 12, KP3A, Phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cơ sở có hành vi sản xuất, đóng gói nước tăng lực Number one giả gồm: 8.472 chai thành phẩm, bên trong chứa chất lỏng màu vàng, bên ngoài ghi nhãn hàng hóa “Nước uống tăng lực Number 1”, giả sản phẩm của công ty TNHH Number ONE Hà Nam; 38.424 chai nguyên liệu, bên trong chứa chất lỏng màu vàng, đã được đóng nắp chai, không nhãn mác; 1.500 vỏ thùng carton thành phẩm, bên ngoài thùng ghi: Nước tăng lực Number one. Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai đã phối hợp Công An tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông, phát hiện 04 tụ điểm, xác định là nơi tiêu thụ “Nước tăng lực Number One” có dấu hiệu giả do các đối tượng sản xuất.

Vụ thứ ba, trong 02 ngày (ngày 08/01và 09/01/2020) Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh đã thu giữ hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu LV, Gucci, Montblanc, Burberry, YSL, Valentino, Prada, Hermes, Chanel tại 14 địa điểm kinh doanh trong trung tâm thương mại Saigon Square và Lucky Plaza. Các mặt hàng bị làm giả chủ yếu là kính, túi, ví, giày dép, dây lưng. Ước tính giá trị hàng vi phạm khoảng 100 triệu đồng.

Vụ thứ tư, ngày 13/2/2020, Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra xưởng sản xuất khẩu trang y tế của Công ty TNHH Việt Hàn đóng ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, TP Hà Nội. Qua kiểm tra, lõi của khẩu trang này được làm từ giấy vệ sinh. Trong khi đối với khẩu trang y tế đạt chuẩn, lớp lót là lớp kháng khuẩn, không tan trong nước. Đây có thể xem là vụ việc điển hình lợi dụng tình hình dịch bệnh xem thường tính mạng con người.

Vụ thứ năm, ngày 26/2/2020, Cục Nghiệp vụ QLTT thuộc Tổng Cục QLTT phối hợp với Cục QLTT Hà Nội kiểm tra, xử lý vụ việc trên địa bàn tại trung tâm thương mại The Manor (khu đô thị Mỹ Đình 1, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện các sản phẩm mang nhãn hiệu trên túi xách, ba lô, bóp ví da Louis Vuitton, Chanel, Gucci, Prada, Hermes; thắt lưng Montblanc (đồ da và giả da); đồng hồ IWC, Montblanc Watch, Rado, Valentino, Rolex, Cartier, Patek Philippe, Audemars Piguet; giày thể thao Nike; quần áo Burberry, Gucci, Louis Vuitton, Tommy Jeans, The North Face…, có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng và một số hàng hóa chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường tại diễn đàn “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp” do Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức vào ngày 26/11/2019 tại Hà Nội cho thấy: Năm 2019, số vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái, sở hữu trí tuệ tăng gấp 2.5 lần so với cùng kỳ năm 2018. Cả nước đã phát hiện và xử lý 82.300 vụ vi phạm (năm 2018 phát hiện và xử lý 34.733 vụ vi phạm), thu nộp ngân sách nhà nước 430 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 150 tỷ đồng, chuyển hồ sơ 107 vụ cho cơ quan công an xử lý. 

Các chuyên gia cho rằng: Xuất phát từ tâm lý người tiêu dùng vẫn yêu chuộng hàng Việt Nam và các sản phẩm do các nước phát triển sản xuất, các đối tượng thường nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi gắn mác Việt Nam để đánh lừa người tiêu dùng. Hàng giả, hàng nhái trên thị trường thường trà trộn cùng hàng thật, hàng có xuất xứ rõ ràng, cụ thể như: Vụ việc khoai tây Trung Quốc giả mạo khoai tây Đà Lạt; Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Thành Quý và Công ty TNHH thương mại Aeolus Henan, đã nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về, qua kiểm tra phát hiện 2.880 bút bi ghi nhãn hiệu Thiên Long, 438 bộ tay nắm khóa cửa Huy Hoàng, 287 dòng hàng không khai báo hải quan nghi vấn hàng giả nhãn mác; Công ty TNHH H.T khai báo nhập 6 container gạch ốp lát không tráng men, mới 100%, xuất xứ Trung Quốc. Qua kiểm tra phát hiện trên bao bì sản phẩm thể hiện chữ “Made in Vietnam” nhãn hiệu ROYALGRESPORCELANTATO, sản xuất tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Qua thu thập, nghiên cứu của một số chuyên gia về thị trường cho thấy khi tham gia lưu thông trên thị trường, hàng giả thường trà trộn cùng với hàng thật, hàng có xuất xứ rõ ràng, nên việc phát hiện vi phạm gặp khó khăn nhất định, các đối tượng vi phạm thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn và có sự tham gia của các đối tượng nước ngoài, được tổ chức ngày càng tinh vi, có sự câu kết từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, sử dụng phương tiện công nghệ, kỹ thuật cao để đối phó các cơ quan chức năng. Trong đó, tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua mạng Internet ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp trong khi các chế tài xử lý vi phạm vẫn chưa hoàn thiện.

3. Một số giải pháp nâng cao năng lực của ngành quản lý thị trường góp phần quản lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Đối với công tác quản lý, xử lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 29/6/2018, theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng phải quán triệt sâu sắc và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là nhóm hàng liên quan chăm sóc, nâng cao sức khỏe con người, phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các biện pháp và kiên quyết đấu tranh từng bước đẩy lùi tệ nạn này.

Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý, xử lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả cón gặp nhiều khó khăn, lực lượng thực thi pháp luật về chống hàng giả được Đảng và Nhà nước giao cho lực lượng quản lý thị trường chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng khác có liên quan thực hiện.

Do đó, cần có một số giải pháp sau nhằm nâng cao năng lực của ngành quản lý thị trường góp phần quản lý việc sản xuất và buôn bán hàng giả trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, thực hiện nhanh việc kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự, biên chế để ổn định tổ chức và hoạt động của QLTT, lựa chọn những người tham gia lực lượng QLTT đảm bảo tiêu chuẩn chuyên môn nghề nghiệp, trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ, phù hợp với vị trí việc làm, trong sạch, không tham nhũng nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng lực lượng QLTT trở nên chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. Đặc biệt, có thể làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế.

Thứ hai, song song với ổn định tổ chức, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng cũng cần được chú trọng triển khai như: Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về thị trường, cập nhật kiến thức chuyên ngành phù hợp với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn để thích ứng với việc thực hiện cuộc  Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công nghệ trí tuệ nhân tạo, gần nhất là Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam.

Thứ ba, cần sớm hoàn thiện pháp luật về quản lý thị trường theo hướng tăng hình phạt cho hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả để nâng cao tính răn đe. Cụ thể: Hoàn chỉnh sửa đổi Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016 để phù hợp với các Luật mới như: Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung, Luật Cạnh tranh năm 2018, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Dược...; đặc biệt, là sửa đổi, bổ sung ngay một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó củng cố địa vị pháp lý của quản lý thị trường trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính cho hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả. Đồng thời, sớm triển khai các công cụ trực tuyến kết nối giữa cơ quan quản lý thị trường, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm hỗ trợ hiệu quả và thuận tiện cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn tiêu dùng cũng như chia sẻ thông tin, tố giác vi phạm nói chung và tội phạm sản xuất và kinh doanh hàng giả để người dân biết, phòng ngừa, ngăn chặn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Theo https://baoquocte.vn/chong-hang-gia-hang-nhai-105601.html 

Ông Võ Văn Tỉnh - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường đang cùng đoàn công tác giám sát thị trường Tết

Lê Quang Kiệm
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương