DetailController

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Ngày 26/8/2020, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 99/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

1. Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

Ngày 26/8/2020, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 99/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Cụ thể:

a) Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau: Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.

Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu, khí; Buộc thu hồi chai LPG, LPG chai hoặc LPG chai mini không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính; Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng; Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

b) Đối với hoạt động thăm dò dầu khí, Nghị định quy định phạt tiền từ 300 - 400 triệu đồng đối với hành vi khoan ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng dầu khí khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 1 tỷ đồng.

Phạt tiền từ 400 - 600 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí khi hợp đồng dầu khí hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 1 tỷ đồng.

Phạt tiền từ 600 - 800 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại khu vực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng.

Nghị định quy định phạt tiền từ 1,8 - 2 tỷ đồng đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100 triệu đồng.

c) Đối với những hành vi vi phạm quy định về hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí, Nghị định quy định phạt tiền từ 400 - 500 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Tiến hành hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí khi kế hoạch phát triển mỏ hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm tương ứng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khai thác dầu khí vượt ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Phạt tiền từ 500 - 600 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm.

Đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lực địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm khai thác dầu khí bị phạt tiền từ 1,8 - 2 tỷ đồng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trình tự điều chỉnh giá hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.

d) Đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu và mua, bán xăng dầu theo hệ thống phân phối, Nghị định quy định phạt tiền từ 40 - 60 triệu đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi mua hoặc bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối, trừ trường hợp bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Phạt tiền từ 60 -100 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Thương nhân phân phối xăng dầu có hành vi mua hoặc bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối, trừ trường hợp mua xăng dầu từ thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu khác và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; thương nhân đầu mối có hành vi bán xăng dầu cho đối tượng ngoài hệ thống phân phối của thương nhân, trừ trường hợp bán cho thương nhân đầu mối khác, thương nhân phân phối xăng dầu, đơn vị trực tiếp sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

đ) Đối với hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng. Đồng thời, nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau và trị giá xăng dầu vi phạm dưới 10 triệu đồng: vận chuyển xăng dầu vào khu vực biên giới không đúng quy định; buôn bán, trao đổi, sang mạn xăng dầu trên biển với tàu thuyền, phương tiện của nước ngoài.

Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống mà không có trạm cấp khí đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn theo quy định bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động mua bán khí qua đường ống từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài ra Nghị định cũng quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra chuyên ngành các cấp.

Nghị định số 99/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020 và thay thế Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

Theo Nghị định số 99/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020, phân định thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường như sau:

Thứ nhất, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

Thứ hai, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1 Điều 21; khoản 2 Điều 21 (trừ trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm); khoản 1 Điều 22; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 2 Điều 29; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1,2, 3, 7 Điều 33; khoản 1, 2 Điều 34; Điều 35; điếm a, b khoản 2 Điều 39; Điều 41; khoản 1 Điều 42; điểm a, d khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 45; khoản 1 Điều 46; khoản 2 Điều 46 (trừ trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm); khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 47; khoản 1, 2 Điều 48; khoản 1 Điều 49; khoản 1, 2 Điều 50; khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

Thứ ba, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1, 2, 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; khoản 1, 2 Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2, 3 Điều 38; Điều 39; khoản 1, 2, 3 Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1, 2, 3 Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; khoản 1, 2 Điều 52; Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

Thứ tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III và Chương IV của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu (Ảnh minh họa)

Lê Quang Kiệm
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương